Thông cáo báo chí – Đối mặt với cuộc khủng hoảng thầm lặng: Broken Chalk kêu gọi nâng cao nhận thức về Bạo Lực đối với Phụ Nữ và Trẻ Em, và những Tác Động của Bạo Lực lên Giáo Dục

Ngày 25 tháng 11 năm 2023

Trrong một thế giới nơi mà cứ 3 phụ nữ thì có 1 người từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục, nơi mà cứ mỗi giờ lại có 5 phụ nữ bị giết hại bởi chính người thân trong gia đình họ, và nơi có nhiều bằng chứng cho thấy quấy rối tình dục đang gia tăng một cách báo động, hành động cộng đồng trên toàn cầu trở nên vô cùng quan trọng. Broken Chalk nhận thức rõ nhu cầu cấp bách trong việc giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, một vấn đề lan rộng còn phản ánh trong môi trường giáo dục. Trong trường học, quấy rối tình dục hoặc bắt nạt tâm lý là hiện thực phổ biến. Hơn nữa, nhiều trẻ em gái phải dừng việc học vì hôn nhân ở tuổi vị thành niên, bạo lực trong gia đình cũng như trên đường đến trường.

Bạo lực trên cơ sở giới càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn bởi những tác động phức tạp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, và những bất ổn chính trị. Tình trạng này chi phối trực tiếp đến việc học tập của trẻ em, cản trở việc các em được thụ hưởng các quyền con người. Nguy cơ của bạo lực, tấn công, và ngay cả bắt cóc khiến các bố mẹ ngần ngại việc đưa con đến trường, đặc biệt trong các bối cảnh xung đột. Nghiên cứu thực tế đã chứng minh, nạn nhân bị lạm dụng có tỷ lệ bỏ học và gặp khó khăn trong học tập cao hơn rất nhiều. Điều này đặt ra một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sự bình đẳng giới và sức mạnh độc lập của các thế hệ phụ nữ trong tương lai.

Trong tình hình này, thật đáng thất vọng khi chỉ có 0,2% của Tổng Số Trợ Giúp Phát Triển Chính Thức Toàn Cầu được sử dụng trong việc phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Do đó, Broken Chalk nhận thức được rằng tác động của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là rất sâu sắc và vượt xa ngoài những tổn thương về thể xác. Nó ảnh hưởng chính đến nền tảng cơ bản của xã hội, gây trở ngại cho sự bình đẳng tiến bộ, phát triển và hoà bình thế giới.

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gây tổn thất cho xã hội nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng. Vì vậy, bạo lực vẫn là một trong những vấn đề ưu tiên trong giáo dục. Thứ nhất, việc tiếp xúc với bạo lực tình dục hay bạo lực trong gia đình đã ghi nhận những tác động tiêu cực đến kết quả học tập và hành vi của trẻ em. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) báo cáo rằng tình trạng này ảnh hưởng đến kỹ năng từ vựng và toán học ở độ tuổi từ 5 đến 8. Thứ hai, bạo lực trên cơ sở giới là một trong những yếu tố chính khiến trẻ em gái không thể tiếp cận giáo dục: trên toàn thế giới, 129 triệu trẻ em không được đến trường bởi sự mất an toàn cá nhân tại trường học, sự kỳ thị xã hội, hoặc sự mặc cảm sau khi trải qua bạo lực tình dục. Nhiều trẻ em gái và phụ nữ trải qua bạo lực tâm lý cũng có thể phải nghỉ học do ép buộc.

Broken Chalk cũng nhận thức về sự lan rộng của quấy rối như một hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻm em. Ở Liên minh châu Âu, từ 45 đến 55% phụ nữ đã trả qua quấy rối tình dục từ năm 15 tuổi. Tại Anh và xứ Wales, một cuộc điều tra vào năm 2021 tiết lộ rằng 92% nữ sinh xác nhận đã nhận được sự gọi tên khiếm nhã, phân biệt giới tính và 61% nữ sinh đã trải qua quấy rối tình dục, từ chính các bạn cùng trường. Khả năng đối mặt với nguy cơ bị bạo lực tại trường hoặc trên đường đến trường có thể làm mất động lực đi học cho các trẻ em gái. Để đối phó với vấn đề này, một số quốc gia như Ghana và Ấn Độ đã thử nghiệm các chương trình cung cấp xe đạp cho các nữ sinh để cung cấp một phương tiện di chuyển an toàn hơn đến trường.

Mặc dù có nhiều hành động đã được thực hiện để loại bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thực tế cho thấy chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để vấn nạn này hoàn toàn chấm dứt. Broken Chalk tin rằng giáo dục là một phần quan trọng trong những nỗ lực này, bởi nhiều nghiên cứu đã công nhận rằng, chính trong môi trường giáo dục, trẻ em đối mặt với bạo lực và được dạy về nó. Vì thế, giáo dục và một công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thay đổi văn hoá, từ việc dạy các tâm trí trẻ và thay đổi cách hành xử với phụ nữ và trẻ em gái trở nên văn minh, tôn trọng hơn. Hơn nữa, giáo dục có thể nâng cao nhận thức của trẻ em gái về những cấu thành bạo lực, điều mà nhiều trẻ em vẫn chưa thấu hiểu. Nhiều bạo lực, quấy rối trên cơ sở giới được bình thường hoá và nhiều nạn nhân đôi khi không nhận ra rằng quyền của họ đang bị vi phạm. Điều này khiến không ít hơn 60% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc báo cáo bạo lực và tìm kiếm công lý.

Vì những lý do nêu trên, Broken Chalk tham gia Chiến dịch 16 ngày hành động chống Bạo Lực trên cơ sở giới, một chiến dịch quốc tế diễn ra hằng năm từ ngày 25 tháng 11 – Ngày Quốc Tế chống Bạo Lực với Phụ Nữ đến ngày 10 tháng 12 – Ngày Nhân Quyền. Chủ đề của chiến dịch năm này là “HỢP LỰC! Chung tay để ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.” Broken Chalk tham gia vào phong trào và kêu gọi những hành động cấp thiết để ngăn chặn bạo lực, với một sự tập trung đặc biệt cho giáo dục. Hơn nữa, Broken Chalk kêu gọi áp dụng quan điểm liên tầng trong việc đấu tranh chống bạo lực trên cơ sở giới, để hiểu rõ hơn về những khó khăn và những cuộc tấn công mà phụ nữ da màu và phụ nữ thuộc cộng đồng LGTBQ+ phải trải qua trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

Broken Chalk trân trọng thông cáo

Ký tên,

Broken Chalk Dịch bởi: Thao Pham từ trang tin [https://brokenchalk.org/press-release-addressing-the-silent-crisis-broken-chalk-calls-for-the-acknowledgement-of-violence-against-women-and-girls-and-its-impact-on-education/]

Universal Periodic Review of Vietnam

The following report has been drafted by Broken Chalk as a stakeholder contribution to the The Socialist Republic of VietNam.

  • In education, Viet Nam has shown some outstanding achievements. The literacy rate is above 95%, and the country is committed to creating intellectual growth and development. Children start education at primary school from six years old until they are 11 years old. Primary education is compulsory and free of charge, resulting in a completion rate of 98%.[i]
  • After primary school, children move on to lower secondary school, completed by 87% of the children. Lastly, the children attend upper secondary school, completed by 59%. It is important to note that 92% of the wealthiest people end up in upper secondary school, and only 31% of the poorest people; this is a significant difference and shows the critical role of economic backgrounds in shaping educational outcomes.[ii]
  • Gender-based differences in completion rates are minimal, with very close rates for primary and secondary school. The most significant difference is in the completion rate for upper secondary education, where 51% of men and 65% of women graduate.
  • One of the reasons for Viet Nam’s high-quality education is the skilled teachers. Teachers receive extra training and are allowed to make the classes more engaging and exciting, improving the overall learning experience for students. Notably, the quality of education remains consistent across rural and urban schools. This is partly due to the government’s initiative to attract more teachers to remote areas by paying them more.[iii]
  • To continuously improve education, the Vietnamese Government mandates that all provinces invest 20% of their budget into education. The government has also created the ‘Fundamental School Quality Level Standards’, a framework that ensures universal access to education and guarantees minimum standards across all primary schools.[iv]
  • However, there are some problems in Vietnamese schools. Many LGBTQ students are harassed at school and do not see school as a safe space, sometimes leading LGBTQ students to drop out or even become homeless. Some problems arise due to natural disasters, which disproportionately affect students of poorer families.
  • Viet Nam has ratified most conventions such as CAT, ICCPR, CEDAW, CERD, CESCR, CRPD, and the CRC, accompanied by the two optional protocols (Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the Involvement of Children in armed conflict, and the Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the sale of children child prostitution and child pornography). However, Viet Nam has not ratified the 1960 Convention on Discrimination in Education.[v]

By Fenna Eelkema

Download the PDF.

46th_Session_UN-UPR_Country_Review_VietNam_S

References

[i] “Viet Nam SDGCW Survey 2020-2021,” UNICEF, accessed August 14, 2023, https://www.unicef.org/vietnam/media/8686/file/Education.pdf.

[ii] Ibid.

[iii] “Why are Vietnam’s schools so good” The Economist, accessed August 14, 2023, https://www.economist.com/asia/2023/06/29/why-are-vietnams-schools-so-good.

[iv] “School Education System In Vietnam” Education destination Asia, accessed August 15, 2023, https://educationdestinationasia.com/essential-guide/vietnam/education-system-in-vietnam.

[v] “Ratification of International Human Rights Treaties – Vietnam” University of Minnesota, Human Rights Library, accessed August 14, 2023, http://hrlibrary.umn.edu/research/ratification-vietnam.html.

Cover image by Hector García via Wikimedia